Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 3,04 triệu tấn, trị giá đạt 1,92 tỷ USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường thép trong 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực. Nguyên nhân là do kinh tế trong nước tiếp tục duy trì ổn định, nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản được triển khai, đặc biệt việc giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ chú trọng, triển khai ngay từ những tháng đầu năm tạo tiền đề tốt cho tăng trưởng của ngành.
Cụ thể, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán, thép thanh và thép góc tăng lần lượt là 66,2%, 10,8% và 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tập đoàn Hòa Phát đã cung cấp tổng sản lượng thép cho thị trường đạt hơn 1,34 triệu tấn, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, lượng thép xây dựng xuất khẩu của Hòa Phát cũng tăng 35% so với cùng kỳ.
Về giá bán, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá thép quý 2/2019 tăng khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tấn, tương đương tăng 1 - 2% so với quý 1/2019. Nguyên nhân giá thép tăng do giá điện tăng, bởi trong sản xuất thép, giá điện thường chiếm 8 - 9%. Ngoài ra, giá quặng sắt giữ ở mức cao và giá xăng, gas tăng cũng là nguyên nhân buộc các doanh nghiệp thép tăng giá.
Giá thép bán lẻ phổ biến so với quý 1/2019 tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức 13.300 - 15.500 đồng/kg, tăng trung bình 2%; tại các tỉnh miền Nam dao động ở mức 13.300 - 16.200 đồng/kg, tăng trung bình 1%.
Giá bán trung bình của một số loại thành phẩm thép như sau thép cuộn loại 6mm, 8mm và 10mmm là 14,5 - 14,84 triệu đồng/tấn; thép cây là 14,5 - 15 triệu đồng/tấn.
Về tình hình xuất nhập khẩu sắt thép trong nửa đầu năm, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,44 triệu tấn, trị giá 2,24 tỷ USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến hết tháng 6/2019 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 883 nghìn tấn, tăng 48,3%; Indonesia 367 nghìn tấn, tăng 7,9%; Malaysia 374 nghìn tấn, tăng 10,8%; Hoa Kỳ 285 nghìn tấn, giảm 35,9%... so với cùng kỳ năm trước.
Lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 7,15 triệu tấn, trị giá 4,82 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 2 quý đầu năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 3,04 triệu tấn, trị giá đạt 1,92 tỷ USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 999 nghìn tấn, trị giá 684 triệu USD, giảm 10,5% về lượng và giảm 12,4% về trị giá; đứng thứ ba là Hàn Quốc với 825 nghìn tấn, trị giá đạt 674 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 7,1% về trị giá…
Tin nổi bật
- Tri ân các nhà tài trợ khắc phục hạn, mặn và phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Hạn mặn miền Tây: Xe cứu hộ vượt 70km chở hàng ngàn lít nước ngọt cho bà con
- Khó khăn vì COVID-19 vẫn không quên giúp người dân bị hạn mặn
- Doanh nghiệp chung sức vượt qua hạn, mặn
- Tình người trong mùa hạn, mặn
- Tiền Giang: Công ty Đại Phước Thành chở nước ngọt giúp người dân trong mùa khô hạn
- Sơ lược về công ty
- Giới thiệu chung
- Dịch vụ san lấp mặt bằng
- Phân phối sơn mỹ BIOTI
- Dịch vụ bơm cát
- Phân phối gạch men giá rẻ dùng cho xây nhà trọ
- Vật liệu xây dựng tăng giá chóng mặt
- Doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng khởi sắc
- Nửa năm, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất vào Việt Nam
- Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu tốt khi xây nhà
Tin cùng loại :
- Tri ân các nhà tài trợ khắc phục hạn, mặn và phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Hạn mặn miền Tây: Xe cứu hộ vượt 70km chở hàng ngàn lít nước ngọt cho bà con
- Khó khăn vì COVID-19 vẫn không quên giúp người dân bị hạn mặn
- Doanh nghiệp chung sức vượt qua hạn, mặn
- Tình người trong mùa hạn, mặn
- Tiền Giang: Công ty Đại Phước Thành chở nước ngọt giúp người dân trong mùa khô hạn
- Vật liệu xây dựng tăng giá chóng mặt
- Doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng khởi sắc
- Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu tốt khi xây nhà